top of page
Tìm kiếm

TẾ BÀO GỐC ỨNG DỤNG TRONG ĐIỀU TRỊ MỘT SỐ BỆNH VỀ DA


1. Phân loại vết loét của da


Vết loét của da có thể do biến chứng từ vết thương, bỏng, thiểu dưỡng…

Vết loét chia thành 4 độ:

Độ 1: Đỏ da và ấn kính không nhợt đi

Độ 2: Có hoại tử nông thượng bì da hoặc tới trung bì nông

Độ 3: Có hoại tử sâu đến hết trung bì

Độ 4: Có hoại tử toàn bộ đến lớp cơ, xương…


2. Các giai đoạn của quá trình lành vết thương bình thường


Lành vết thương là một quá trình phức tạp, sự lành sẹo da trải qua 4 giai đoạn chồng lấp nhau: giai đoạn xung huyết và phản ứng viêm, giai đoạn biểu mô hóa, giai đoạn tăng sinh và giai đoạn tái tạo.


2.1. Giai đoạn có xung huyết và viêm

Giai đoạn này gồm có các đáp ứng mạch máu và đáp ứng của các tế bào đặc trưng bởi sự đông cầm máu và đáp ứng tế bào bởi các bạch cầu có chức năng kháng khuẩn.

Dưới tác động của chấn thương trên da sẽ làm hệ vi mạch co lại giúp cầm máu tạm thời, các mạch máu của vết thương cũng tạo tín hiệu báo đọng cho các tế bào tiểu cầu trong máu tập trung thành nút tiểu cầu. Rồi từ những tế bào tiểu cầu này sẽ phóng thích chất trung gian cần thiết để thành lập cục máu đông. Đáp ứng viêm cấp thường trong vòng 24 đến 48 giờ. Đáp ứng bắt đầu xảy ra khi bạch cầu đa nhân di chuyển vào vết thương và “dọn dẹp” các mảnh vụn, vật lạ cũng như vi khuẩn nhờ hiện tượng thực bào. Sự xuất hiện của đại thực bào có nguồn gốc từ bạch cầu đơn nhân xảy ra vào ngày thứ 3, chúng sẽ tiếp tục công việc trên đồng thời tiết ra các yếu tố tăng trưởng có vai trò quan trọng trong sự liền vết thương.


Hình 1. Giai đoạn xung huyết và viêm.


2.2. Giai đoạn biểu mô hóa

Giai đoạn này có sự hình thành biểu mô phủ lên bề mặt vết thương, bảo vệ vết thương chống lại sự xâm nhập của vi trùng. Sự hình thành của biểu mô bao phủ bắt đầu khi lớp tế bào đáy bao quanh bờ vết thương tăng sinh về số lượng và kích thước, đồng thời chúng di chuyển từ bờ vết thương dần vào trung tâm, sẽ tự ngưng lại khi 2 bờ vết thương tiếp xúc nhau (trong khoảng 48 giờ).


2.3. Giai đoạn tăng sinh

Bao gồm giai đoạn tạo collagen và phát triển mô hạt. Các nguyên bào sợi bám vào các sợi fibrin và bắt đầu tăng sinh trong vòng 3-4 ngày sau khi có vết thương, chúng sản xuất glycoprotein và mucopolysaccharide là các chất nền tạo tiền đề cho quá trình sản xuất collagen. Sau đó là sự phát triền của mô hạt để làm đầy vết thương. Qúa trình tạo mô hạt bao gồm sự lắng đọng collagen và sự phát triển các mạch máu mới.


Hình 2. Qúa trình lành vết thương.


2.4 . Giai đoạn tái tạo

Giai đoạn tái tạo bắt đầu ngay khi hình thành mô mới bên trong vết thương, giai đoạn này khôi phục lại chức năng và tính toàn vẹn của mô. Đây cũng là quá trình tái cấu trúc của mô thông qua sự cân đối giữa thoái hóa và sản sinh collagen . Các tế bào không còn cần thiết được loại bỏ bởi quá trình apoptosis.

Qúa trình này làm tăng sự vững chắc của vết thương và cũng quyết định hình dạng của vết thương. Nếu sự sản sinh vượt trội hơn sự thoái hóa sẽ hình thành mô sẹo quá phát ( hay sẹo phì đại, sẹo lồi). Giai đọan tái tạo biểu bì được xem như giai đoạn cuối cùng để vết thương lành hoàn toàn,

Tuy nhiên, quá trình này không chỉ là phức tạp nhưng mong manh và dễ bị gián đoạn hay thất bại dẫn đến sự hình thành của không chữa lành, tạo thành vết thương mãn tính. Các yếu tố góp phần không chữa lành vết thương mãn tính là bệnh tiểu đường, bệnh tĩnh mạch hoặc động mạch, nhiễm trùng, và thiếu trao đổi chất của tuổi già…


3. Sử dụng công nghệ tế bào gốc trong điều trị lành vết thương, vết loét da


3.1. Sử dụng công nghệ tế bào góc trong điều trị lành vết thương

Khi vết thương trong giai đoạn biểu mô và tắng sinh chúng ta có thể sử dụng các phương pháp sau:

- Bôi các sản phẩm có chứa protein tế bào gốc và dịch nuôi tế bào gốc

- Uống các sản phẩm có chứa các protein tế bào gốc như nhau thai cừu…


3.2. Sử dụng công nghệ tế bào gốc trong điều trị lành vết loét da mạn tính

- Ghép da thượng bì tự than

- Ghép màng nuôi cấy tế bào gốc

- Ghép tế bào sừng được nuôi cấy



7 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả
bottom of page